Ăn không được cầm bát
Nói thì có vẻ không ai tin nhưng đúng là người Hàn Quốc ít khi cầm bát lên khi ăn. Một khác biệt văn hoá cơ bản so với các nước trong cùng khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc hay cả Việt Nam. Nếu như Nhật Bản có câu “Chỉ có chó mới gục mặt xuống bát khi ăn” thì người Hàn lại phản pháo bằng câu “Chỉ có ăn mày mới bưng bát lên ăn”.
Thực sự vì điều này mà mình gặp khá nhiều bất tiện khi đi ăn cùng người Hàn, nhất là khi ăn các món canh. Tuy nhiên nhập gia thì phải tuỳ tục, khi ăn cùng người Hàn, bạn nhớ hạn chế bê bát cơm lên mà hãy dùng đũa và thìa để xúc thức ăn nhé.
Một điểm nữa là bát cơm ở Hàn thường được làm bằng sắt, inox nên nếu đựng cơm thì rất nóng, dẫn đến việc khó có thể bê lên.
Phát ra âm thanh xì xụp tóp tép khi ăn mới là ngon
Chắc hẳn các bạn hay xem phim Hàn cùng từng thấy nhiều cảnh ăn uống mà diễn viên phát ra những tiếp xì xụp khi ăn mì rồi đúng không nào. Nhưng không phải trên phim không đâu mà ngoài đời cũng vậy
Đối với người Hàn, việc ăn phát ra tiếng khi ăn mới chứng tỏ là ăn ngon. Điều ngày khác với văn hoá Việt Nam, ăn thì phải nhỏ nhẹ và không phát ra tiếng động.
Khi dùng bữa cùng người Hàn, bạn sẽ rất hay gặp cảnh họ xúc 1 miếng thật to cho vào miệng và phát ra những tiếng “rồn rột” khi nhai. Đừng coi thế là bất lịch sự nhé vì họ thực sự đang có 1 bữa ăn rất ngon đó.
Tuy nhiên dạo gần đây cũng có rất nhiều bạn trẻ chuyển sang lối văn hoá ăn không phát ra tiếng động giống Việt Nam mình rồi
Không được tự rót rượu cho chính mình
Khi cùng người Hàn uống rượu, việc tự rót rượu cho chính là 1 điều không nên làm. Ở Hàn, người ta sẽ phải rót rượu cho nhau. Thường thì người nhỏ tuổi hơn hoặc vai vế thấp hơn sẽ rót rượu cho người lớn hơn và đưa chai để người đó rót rượu cho mình.
Khi rót rượu, lưng phải thẳng, 1 tay đặt lên ngực/ đỡ ở khuỷu tay hoặc cầm chai rượu bằng 2 tay để tỏ sự kính trọng. Khi nhận rượu bạn lưu ý cũng phải nhận bằng 2 tay nhé. Thêm nữa khi uống rượu, bạn phải xoay người sang 1 bên để uống.
Nếu bạn không xoay người, bạn sẽ bị coi là bất kính, không lịch sự. Uống rượu thôi mà cũng phức tạp quá nhỉ?
Luôn cảm ơn trước và sau khi ăn đối với người đã nấu cơm cho mình
Đây có lẽ là 1 điều mà mình cảm thấy thích nhất. Dù ăn ở nhà hay đi ăn ở ngoài, khi đồ ăn được phục vụ và sau khi ăn xong, người Hàn đều cảm ơn với người đã nấu cơm/ phục vụ đồ ăn cho mình. 1 câu nói tưởng như đơn giản những cũng làm ấm lòng những người đã vì bạn mà làm nên những món ngon đúng không nào
Văn hoá cảm ơn này của người Hàn được biết là vì từ xa xưa khi còn đói kém, đồ ăn là 1 thứ xa xỉ, thịt rau cũng luôn khan hiếm do đó người Hàn rất quý trọng đồ ăn và luôn trân trọng những người đã cho mình ăn ngon. Câu cảm ơn trước và sau khi ăn đối với người đã nấu cơm/ phục vụ đổ ăn cho mình cũng nhằm bày tỏ lòng biết ơn đó.
Dùng muối tinh chứ không dùng muối gia vị
Ở Hàn để tìm một gói muối bột canh hay muối gia vị như ở Việt Nam thì rất khó. Đó là bởi người Hàn chỉ dùng muối trắng hay chính là muối tinh để nấu ăn thôi!
Nên nếu bạn sắp sang Hàn mà đã ăn quen muối bột canh thì hãy mang theo mấy gói dự trữ nha
Thường để thìa và đũa lên mặt bàn
Khi đi ăn với người Hàn bạn sẽ không khỏi thắc mắc, mặt bàn thì có sạch sẽ gì mà lại để thìa với đũa đang dùng lên mặt bàn đúng không? Nhưng đây lại là thói quen ăn uống của người Hàn.
Như mình nói trên, người Hàn không bưng bát lên ăn nên khi ăn sẽ luôn có thìa và đũa đi kèm để gắp thức ăn và xúc canh. Do phải dùng cả đũa và thìa nên họ thường có thói quen đặt xuống mặt bàn cho tiện.
Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ cũng thường trải 1 tờ giấy ăn xuống mặt bàn rồi mới đặt đũa thìa lên.
Bày nhiều loại tương trên bàn ăn
Hàn Quốc nổi tiếng là nước có truyền thống làm các loại tương lâu đời. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rất nhiều loại tương chấm cho mỗi loại đồ ăn khác nhau trên bàn ăn của người Hàn đâu nha!
Ví dụ như tương ớt gochujang dùng làm gia vị trong rất nhiều món ăn và cũng thường được dùng để trộn cơm bibimbap. Hay như ssamjang dùng để chấm ớt, tỏi và để cuốn rau với thịt khi ăn thịt nướng.
Ăn cơm với nước lọc
Nghe thôi đã thấy lạ rồi đúng không? Trong thời gian ở đây, mình đã gặp rất nhiều người Hàn đổ nước lọc (nóng hoặc lạnh) vào bát cơm trắng và ăn như cơm canh
Họ có bảo rằng khi không có canh thì ăn như vậy sẽ dễ trôi cơm hơn. Và người Hàn còn có món cơm cháy trộn nước lọc gọi là 누룽지 (Nurungji) rất nổi tiếng! Đây là món khoái khẩu mà hầu như người Hàn nào cũng thích.
Chikin là từ để chỉ nguyên món gà rán
Từ ‘chicken’ tiếng Anh là gà và thường hay dùng để chỉ các món liên quan đến là gà như gà rang, gà luộc, gà xào,… Nhưng ở Hàn, bạn sẽ thường nghe thấy từ ‘chikin’ (치킨). Nó được Hàn hoá từ ‘chicken‘ và phát âm cũng na ná như vậy. Từ này chuyên để chỉ món gà rán.
Ở Hàn, nếu bạn gọi ‘chicken’ thì người ta sẽ nghĩ bạn đang muốn ăn ‘gà rán’ đó!
Ăn mì tôm cùng với cơm
Bạn đã ăn mì tôm cùng với cơm bao giờ chưa? Chắc có đúng không? Nhưng thường người Việt mình sẽ ăn gần hết mì, hoặc chỉ còn nước mì, lúc đó mới cho cơm trắng vào ăn cùng.
Nhưng ở Hàn, bạn sẽ không khó bắt gặp hình ảnh trộn mì vào cơm và ăn cùng đâu nha. Ví dụ như món canh kimchi khi đi ăn ở nhà hàng, bạn sẽ nhận được một gói mì ăn liền để nấu cùng rồi trộn vào ăn cùng với cơm đó!
Nếu ra siêu thị hay cửa hàng tiện lợi ở Hàn, bạn cũng sẽ thấy bán rất nhiều sản phẩm ăn liền mì cùng cơm
Các món rau xanh cũng phải trộn gia vị chứ không luộc rồi chấm gia vị
Trong bữa ăn của người Việt thường không thể thiếu món rau xanh. Ở Hàn cũng ăn rau nhưng thường sẽ trộn rất nhiều loại gia vị vào thành rau trộn hay rau dưa chứ không luộc hay hấp chín rồi chấm gia vị!
Đây có thể là do thói quen ăn uống của người Hàn thường ăn mặn, ăn cay, ít ăn nhạt, và đặc tính hay làm dưa tất cả các loại rau để có thể lưu trữ lâu trong mùa đông từ thời xa xưa. Các món này gọi chung là banchan – món ăn kèm của Hàn Quốc.